Giá nông sản ngày 24/4: Cà phê cao nhất 41.500 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.400 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.300 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.400 đồng/kg, 41.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.800 - 41.500 đồng/kg. Tuần qua, giá cà phê trong nước đồng loạt tăng 500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 36 USD/tấn ở mức 2.130 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.116 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 0,85 cent/lb, ở mức 227,3 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 0,95 cent/lb, ở mức 227,15 cent/lb.
Tổng hợp tuần này, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2022 tăng 43 USD/tấn, trong khi giá Arabica giao tháng 5/2022 tăng 3,7 cent/lb. Đáng chú ý, Robusta trên sàn London quay trở về cấu trúc vắt giá. Khi giá của tháng gần cao hơn tháng xa, thể hiện mối lo thiếu nguồn cung trong ngắn hạn.
Giá nông sản ngày 24/4: Cà phê cao nhất 41.500 đồng/kg. Ảnh: Đặng Út
Giá nông sản ngày 24/4: Tiêu cao nhất 78.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 77.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 78.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 76.000 - 78.000 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá tiêu giảm từ 500 - 1.500 đồng/kg.
Nhận định về thị trường, các chuyên gia cho biết đà giảm trong khoảng thời gian trước kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 vẫn tiếp tục. Bên gom hàng tranh thủ hạ giá xuống thấp, nhưng thực tế lượng giao dịch không nhiều, tâm lý giữ hàng năm nay mạnh.
Mọi chuyện có thể thay đổi sau cuộc họp tháng 5/2022 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Lúc đó Fed công bố mức lãi suất cơ bản USD mới, cùng với các đơn vị nhập khẩu đẩy mạnh hợp đồng mua hàng tháng mới sẽ hỗ trợ giá tăng.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong quý I, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) tăng mạnh 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10.210 tấn. Trong đó, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha… đều ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Còn theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2021, EU đã nhập khẩu kỷ lục 104.980 tấn hồ tiêu với trị giá 413,6 triệu Euro, tăng 6,8% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2020.
Tại EU, 67% lượng hồ tiêu được cung cấp bởi các nước ngoài EU và 33% còn lại được giao dịch giữa các nước nội khối.
Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào EU, chiếm đến 34% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của thị trường này trong năm 2021, bỏ xa các nhà cung cấp khác như Brazil (chiếm 20%) và Indonesia (chiếm 5%).
Đáng chú ý, trong vòng 5 năm trở lại đây, lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu vào EU đã tăng rất mạnh 56,3% từ 22.475 tấn của năm 2017 lên mức 35.131 tấn trong năm 2021.
Thậm chí ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của châu Âu sụt giảm do đại dịch Covid-19 vào năm 2020 thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 8,3%.
Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.
Đồng thời, việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới với các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe cũng khẳng định vị thế cũng như chất lượng của hồ tiêu Việt Nam đang được nâng cao.